Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội vừa đề xuất một quy định mới cho phép học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động làm thêm nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Đây là một bước đi đầu tiên trong việc quản lý cụ thể thời gian làm thêm của sinh viên và đã gây ra nhiều tranh luận trong cộng đồng.
Thái Độ Của Sinh Viên Trước Quy Định Mới
Đây là lần đầu tiên có quy định về giờ làm thêm nên khiến nhiều sinh viên cảm thấy bất mãn vì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống hàng ngày của họ. “Nếu bị cắt đi thời gian làm việc nên số tiền sinh hoạt bị giảm bớt, thu nhập giảm bớt nên cũng khó khăn một chút. Nhân viên ở đây đa số là sinh viên, thời gian đi làm chủ yếu là thời gian rảnh nên khi bị cắt thời gian khá ảnh hưởng”, sinh viên Vương Thị Yêu cho biết.
Hướng Đi Cho Việc Quản Lý Thời Gian Làm Thêm
Việc triển khai các giải pháp quản lý giờ làm thêm gây nên những thắc mắc khi nhiều sinh viên muốn dành thời gian rảnh để kiếm nên thu nhập. Một số sinh viên đã đề xuất cần phải kết hợp giữa việc bảo đảm kết quả học tập và giữ được quyền lợi của sinh viên làm thêm.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Số sinh viên làm thêm chiếm tỷ trọng khá cao. Nhu cầu làm việc của sinh viên ở nhiều trường có khi chiếm từ 80-90%. Vấn đề cần cụ thể hóa về mặt luật pháp cho sinh viên làm thêm vì đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng đối với quốc gia, để đảm bảo làm sao vừa có sức khỏe lâu dài, vừa có điều kiện học tập vừa có thể dấn thân và trải nghiệm”.
Việc học và làm điều có ý nghĩa quan trọng để sinh viên vừa đáp ứng được kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Do vậy cân đối thời gian phù hợp và tăng tính chủ động là điều sinh viên mong mỏi để có thể học và đảm bảo cuộc sống.